Giăng 11: " Nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết !"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha." Giăng 14:6

Giăng 11: " Nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết !"

 

Đọc Giăng 11: 14 - 37

 

Câu hỏi:

 

1/ Ma thê và Ma ri có tỏ ra thất vọng vì Chúa Giê su đến trễ không?

 

2/ Dù thất vọng, Ma thê có mất đức tin nơi Chúa Giê su không?
Ma thê đã nói gì, chứng tỏ đức tin cô dựa trên chính Chúa?

 

3/ Tại sao Ma thê và Ma ri tuyệt vọng khi La xa rơ đã chết?
Họ có tin Chua Giê su có thể làm cho La xa rơ sống dậy không?

 

3/ Chúa Giê su ngụ ý gì khi nói: " Ai tin ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi?"
              Đó là hình ảnh khi nào?

 

4/ Người tin Chúa được sống lại có khác gì La xa rơ được sống lại?
Kể ra 3 điều khác biệt dựa trên đoạn Kinh Thánh I Tê sa lô ni ca 4: 14-18

 


                     " Nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết !"

 

**" Suy nghĩ bi quan của Thô ma" câu 14-16

 

"Đức Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: La-xa-rơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người. Nhân đó, Thô-ma, gọi là Đi-đim, nói với môn đồ khác rằng: Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài!"

 

Nếu chúng ta chỉ biết Thô ma nghi ngờ về việc Chúa bị đóng đinh mà sống dậy, thì ở đây, chỉ một mình sách Giăng ghi một chi tiết nhỏ, cho biết Thô ma còn có một sự trung thành táo bạo với Chúa Giê su.

        Người Do thái thời chúa Giê su thường có hai tên, một tên Do Thái để dùng trong cộng đồng mình, và một tên Hy lạp để dùng ngoài xã hội. Tên Hy lạp của Thô ma được Giăng đề cập ở đây là Didymus ( Đi-đim). Còn tên Thô ma có nguồn gốc từ tiếng Do Thái “ta'om,” có nghĩa là “sinh đôi”.

  Vì sao người ta gọi Thô ma là sinh đôi? Theo lời truyền trong Giáo hội thì Thô ma được gọi là "Sinh đôi" vì ông trông giống Chúa Giêsu, điều nầy khiến ông gặp nguy hiểm đặc biệt, vì nếu bất kỳ ai trong số các môn đệ của Chúa Giêsu là mục tiêu bị bắt bớ thì đó chính là người trông giống Chúa Giêsu.


   Khi Chúa tuyên bố La xa rơ đã chết, và bảo mọi nguời: " chúng ta hãy đi đến cùng người !" thì Thô ma hiểu lầm rằng Chúa Giê su muốn đến đó để chết chung với La xa rơ, ông kêu gọi các môn đồ khác cùng đi theo Chúa để chết chung với Ngài.

 Lòng Thô ma trung thành, nhưng tư tưởng của ông bi quan, Thô ma bị giới hạn trong tầm nhìn của mình, về những sự việc bi thương trước mắt, khiến ông quên là ông đang ở kế bên một Đức Chúa Trời toàn năng. Câu chuyện Thô ma không tin nổi Chúa Giê su bị đóng đinh mà sống lại, cũng vì điểm bi quan trong tư tưởng nầy. Người có đức tin mạnh mẽ, sẽ không bi quan trước hoàn cảnh. Chúa Giê su luôn luôn khích lệ môn đồ của Ngài, dù Ngài báo trước họ sẽ gặp khó khăn, nhưng Chúa lúc nào cũng hướng họ về một mục tiêu tốt lành trước mặt.

 

                    Sự bền bỉ của một cơ đốc nhân dựa trên tinh thần lạc quan và tin cậy.



** "Nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết;" Câu 17-32

 

"Khi Đức Chúa Jêsus đến nơi, thấy đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày rồi. Vả, thành Bê-tha-ni cách thành Giê-ru-sa-lem chỉ độ mười lăm ếch-ta-đơ. Có nhiều người Giu-đa đã đến đó đặng yên ủi Ma-thê và Ma-ri về sự anh chết. Lúc Ma-thê nghe Đức Chúa Jêsus đến, thì đi đón Ngài; nhưng Ma-ri thì ngồi tại nhà. Ma-thê thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết; mà bây giờ tôi cũng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Anh ngươi sẽ sống lại. Ma-thê thưa rằng: Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng? Người thưa rằng: Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian. Người nói xong, liền về, lén kêu em là Ma-ri, mà rằng: Thầy ở đằng kia, đang gọi em lại. Ma-ri vừa nghe mấy lời, vội vàng đứng dậy đến cùng Ngài. Vả, Đức Chúa Jêsus chưa vào trong làng, nhưng còn đứng nơi Ma-thê đến đón Ngài. Khi những người Giu-đa đang ở trong nhà với Ma-ri và yên ủi người, thấy người đứng dậy đi ra vội vả như vậy, thì theo sau, vì nghĩ rằng người đến mộ đặng khóc. Nhưng Ma-ri, lúc đã tới nơi Đức Chúa Jêsus đứng, vừa thấy Ngài, thì sấp mình xuống chân Ngài mà nói rằng: Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết!

 

   Thành Bê tha ni cách Giê ru sa lem mười lăm ếch-ta-đơ (furlong) khoảng 2 miles. Chúa Giê su chần chừ cho tới ngày thứ tư mới đến, vì Ngài biết người Do Thái thời đó mê tín, cho rằng linh hồn ở gần mộ ba ngày với hy vọng được trở lại thân xác. Vì vậy, người ta chấp nhận, sau bốn ngày hoàn toàn không có hy vọng trở lại. Chúa Giê su chọn thời điểm đó để không còn nghi vấn nào chung quanh phép lạ Ngài sẽ làm.

 

   Dù La xa rơ đã được chôn bốn ngày, nhưng vẫn còn nhiều người có mặt ở nhà Ma thê và Ma ri, điều nầy nói lên tình thân ái giữa cộng đồng người Do Thái, chúng ta thấy đám cưới của họ đông vui, kéo dài nhiều ngày, nhưng đám tang cũng được nhiều hàng xóm, bạn bè đến chia sẻ và ở lại đó lâu, để an ủi tang quyến. Khi hay Chúa Giê su đến, chỉ một mình Ma thê ra đón, còn Ma ri còn ở lại trong nhà, đó là cách người ta biểu lộ sự buồn đau trong ngày có tang chế.

  Vừa khi gặp Chúa Giê su, Ma thê đã nói: "Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết!" Ma-thê thành thật bày tỏ nỗi thất vọng về việc Chúa Giê-su đến muộn. Ma thê tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành cho anh cô khi anh ấy còn sống, nhưng khi đã chết rồi thì mọi việc kết thúc. Sự chết chế ngự trên loài người từ buổi sáng thế, nên hầu như tất cả mọi người đều có ý tưởng như Ma thê, coi cái chết là thứ không thể chinh phục được.

 

  Tuy vậy, Ma thê bày tỏ cho Chúa Giê su biết, dù không cứu được anh, cô vẫn còn tin cậy Ngài, cô vẫn tin bất cứ điều gì mà Chúa Giê su xin Đức Chúa Trời, Ngài cũng sẽ ban cho.

  Ma thê tin Chúa Giê su được Đức Chúa Trời yêu mến, tin Ngài là Đấng Mê si, nhưng chưa biết Ngài cũng là Đức Chúa Trời.
Chúa Giê su cảm thông sự tuyệt vọng của Ma thê, Ngài không rào đón và nói thẳng:"Anh ngươi sẽ sống lại." Ma thê lại trả lời "Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại."


  Khi tìm hiểu lẽ đạo, đôi khi chúng ta cám ơn những nhân vật trong kinh thánh, đã hỏi những câu hỏi thô thiển, hay có những lời đối thoại không đâu vào đâu, nhưng qua lời giải thích của Chúa Giê su, chính chúng ta cũng được học hỏi ít nhiều.

 Chúa Giê su không hề bực bội vì có những học trò không hiểu ý, Chúa biết người ta có những giới hạn về sự thông tuệ khi sự việc chưa được bày tỏ, hay những điều mà con mắt đời thường không thấy được, vì thế, khi Chúa Giê su không còn ở bên cạnh con dân Ngài, thì Đức Thánh Linh được ban xuống, để cơ đốc nhân không khi nào bị hụt hẩng vì không hiểu lẽ đạo. Hãy nhờ cậy Đức Thánh Linh, và chớ ngại hỏi Ngài những câu hỏi mà lòng chúng ta không thông suốt.

 Những lúc Chúa Giê su ghé nhà, Ma thê đã rất bận rộn để chuẩn bị các bửa ăn, trong khi Ma ri ngồi nghe giảng dạy, nhưng qua lời đối thoại với Chúa Giê su ở đây, Ma Thê tỏ ra rất hiểu biết, cô tin vào sự sống lại trong ngày sau rốt. Nhân câu nói của Ma thê, tất cả nhân loại được nghe lời tuyên bố rất dặt biệt của Chúa Giê su mà không một giáo chủ nào có thể nói được:

"Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết."

 

Ma thê nói đến ngày sau rốt, Chúa Giê su cũng đang nói đến ngày sau rốt - Ngày mà Chúa Giê su hiện ra ở trên Trời, khi tiếng kèn thổi thì có cảnh nầy xảy ra trong ITê sa lô ni ca 4: 14-18

 

"Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau."

 

Nhiều lần Chúa Giê su tuyên bố Ngài là sự sống, Kinh Thánh chép tất cả những kẻ chết khi được Chúa Giê su rờ đụng đều được sống lại. La xa rơ đã chết bốn ngày, chỉ cần Chúa kêu tên thì ông cũng được sống. Tất cả những người được Chúa kêu tên trong ngày sau rốt, dù đã chết, hay đang sống cũng đều được sống, không phải cuộc sống ngắn ngủi ở trần gian mà là mãi mãi.

 

** Sự sống mà Chúa Giê su muốn ban tặng cho loài người là sự sống mãi mãi.

 

  Thêm một lần nữa, chúng ta thấy Ma thê lạc đề khi trả lời câu hỏi của Chúa Giê su: " Ngươi tin điều đó chăng?" Chúa Giê su thách thức Martha tin tưởng rằng Ngài là nguồn sự sống đời đời, nhưng Ma thê lại trả lời: " Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian."

 Dù vậy, Ma thê không hề dở, dù cô không thể hiểu được hết điều Chúa Giê su sẽ làm, nhưng đức tin cô rất vững vàng, cô dựa trên chính Chúa Giê su, cô tin Ngài là Đấng Mê si, Con Đức Chúa Trời. Phi e rơ cũng chỉ nói được như Ma thê mà thôi.

  Nếu Phao Lô không được đem lên tầng trời thứ ba, và còn được Đức Thánh Linh soi dẫn cách đặt biệt, để ông viết về sự cất lên, thì chúng ta cũng bị ngừng lại ở vị trí của Ma thê. Cám ơn Chúa về những điều bày tỏ mầu nhiệm mà Kinh thánh đã mở mắt cho chúng ta.

  Khi Chúa Giê su vào gần đến làng thì Ma ri và dân chúng đi theo gặp Ngài, Ma ri cũng lặp lại y hệt câu nói của Ma thê, "Nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết !" thêm một lần nữa, Chúa Giê su bị trách móc, nhưng cả lần trước, lẫn lần sau, Ngài đều không nói gì, trước sự đau thương quá bội của họ, Chúa Giê su cũng khóc. Chúa Giê su đầy tình cảm, Chúa Giê su có một trái tim rất mềm mại và dễ cảm xúc, chúng ta sẽ được học kỳ tới về những giọt nuớc mắt của Chúa Giê su. Một Thầy Tế Lễ đầy sự cảm thông như trong sách Hê bơ rơ 4: 15 &16 chép:

 

"Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng."

 

Phân biệt "sự cất lên" Và " Chúa Tái lâm"

"The rapture" and "the second coming of Christ" 

 

Sự cất lên và sự tái lâm của Đấng Christ thường bị nhầm lẫn. Đôi khi khó xác định một câu kinh thánh có đề cập đến sự cất lên hay sự tái lâm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu lời tiên tri trong Kinh Thánh về thời kỳ cuối cùng, điều rất quan trọng là phải phân biệt giữa hai điều này.

 

  Sự cất lên: là khi Chúa Giêsu trở lại trên không trung, để cất tất cả những người tin vào Chúa Giêsu khỏi trái đất. Sự cất lên được mô tả trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 và 1 Cô-rinh-tô 15:50-54.

  Những tín đồ đã chết sẽ có thân xác sống lại, và cùng với những tín đồ còn sống, sẽ gặp Chúa trên không trung. Tất cả điều này sẽ xảy ra trong giây lát, trong nháy mắt.

 Lần đến thứ hai là khi Chúa Giêsu trở lại để đánh bại Antichrist, tiêu diệt tà ác và thiết lập vương quốc ngàn năm của Ngài. Sự đến lần thứ hai được mô tả trong Khải Huyền 19:11-16.


Những khác biệt quan trọng giữa sự cất lên và sự tái lâm như sau:

1) Vào lúc được cất lên, các tín đồ gặp Chúa trên không trung (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17). Vào lần đến thứ hai, những người tin Chúa cùng Chúa trở lại trái đất (Khải Huyền 19:14).

 

2) Lần đến thứ hai xảy ra sau cơn đại nạn khủng khiếp (Khải Huyền chương 6–19). Sự cất lên xảy ra trước cơn đại nạn (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9; Khải Huyền 3:10).

3) Sự cất lên là việc loại bỏ các tín đồ khỏi trái đất như một hành động giải cứu (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-17, 5:9).

      Lần đến thứ hai bao gồm việc loại bỏ những người không tin Chúa như một hành động phán xét (Ma-thi-ơ 24:40-41).

4) Sự cất lên sẽ diễn ra ngay lập tức (1 Cô-rinh-tô 15:50-54). Sự đến lần thứ hai sẽ được mọi người nhìn thấy (Khải Huyền 1:7; Ma-thi-ơ 24:29-30).

 

5) Sự đến lần thứ hai của Đấng Christ sẽ không xảy ra cho đến sau khi một số sự kiện khác của thời kỳ cuối cùng diễn ra (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4; Ma-thi-ơ 24:15-30; Khải Huyền chương 6–18). Sự sung sướng sắp xảy ra; nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào (Tít 2:13; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; 1 Cô-rinh-tô 15:50-54).


Tại sao việc phân biệt rõ ràng sự cất lên và sự tái lâm là điều quan trọng?

 

1) Nếu sự cất lên và sự tái lâm là cùng một sự kiện thì các tín đồ sẽ phải trải qua cơn đại nạn (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9; Khải Huyền 3:10).

 

2) Nếu sự cất lên và sự tái lâm là cùng một sự kiện thì sự trở lại của Đấng Christ không sắp xảy ra – có nhiều điều phải xảy ra trước khi Ngài có thể trở lại (Ma-thi-ơ 24:4-30).

 

3) Khi mô tả thời kỳ đại nạn, Khải Huyền chương 6–19 không đề cập đến hội thánh. Trong cơn đại nạn—còn được gọi là “thời kỳ khó khăn dành cho Gia-cốp” (Giê-rê-mi 30:7)—Đức Chúa Trời sẽ lại hướng sự chú ý chính của Ngài đến Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 11:17-31).

 

Sự cất lên và sự tái lâm là những sự kiện tương tự nhưng khác nhau. Cả hai đều liên quan đến việc Chúa Giêsu trở lại. Cả hai đều là sự kiện thời kỳ cuối cùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra sự khác biệt.

Tóm lại, sự cất lên là sự trở lại của Đấng Christ trên mây để cất cả những người tin Chúa khỏi trái đất trước thời điểm thịnh nộ của Đức Chúa Trời.

Lần đến thứ hai là sự trở lại của Chúa Kitô trên trái đất để chấm dứt cơn đại nạn và đánh bại Antichrist và đế chế thế giới tà ác của Satan.