Giăng 5: " Thẩm quyền của Chúa Giê su về ngày Sa bát "
" Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người." Mác 2: 27
Giăng 5: " Thẩm quyền của Chúa Giê su về ngày Sa bát "
Phần A Giải thích về ngày Sa bát
Câu hỏi:
1/ Ngày Sa bát là ngày gì? Do ai đặt ra?
2/ Có hai mục đích cho ngày Sa bát là gì?
3/ Vì sao Ngày Sa bát lại là một dấu giữa Đức Chúa Trời và dân Chúa?
4/ Ngày Sa bát có liên hệ gì với người ngoại không? Tại sao Đức Chúa Trời muốn họ thấy điều nầy nơi dân Chúa?
5/ Ngày Sa bát được ban phước bằng cách nào? Lời đó có bảo đảm cho chúng ta không?
6/ Tại sao Chúa Giê su phải khẳng định Ngài là chủ Ngày Sa bát?
" Thẩm quyền của Chúa Giê su về ngày Sa bát "
Luật về ngày Sa bát qua tay các nhà thông giáo Pha ri si đã làm cho dân Y sơ ra ên thấy nặng nề và sợ hãi. Bộ luật với nhiều điều thêm thắt, suy diễn về ngày Sa bát đã lấy mất đi ý nghĩa mà Chúa Giê su đã nói trong sách Mác 2:23-28
"Nhằm ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus đi qua đồng lúa mì; đang đi đường, môn đồ Ngài bứt bông lúa mì. Các người Pha-ri-si bèn nói cùng Ngài rằng: Coi kìa, sao môn đồ thầy làm điều không nên làm trong ngày Sa-bát? Ngài đáp rằng: Các ngươi chưa đọc đến sự vua Đa-vít làm trong khi vua cùng những người đi theo bị túng đói hay sao? Thể nào trong đời A-bi-tha làm thầy cả thượng phẩm, vua ấy vào đền Đức Chúa Trời, ăn bánh bày ra, lại cũng cho những người đi theo ăn nữa, dầu bánh ấy chỉ những thầy tế lễ mới được phép ăn thôi? Đoạn, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người. Vậy thì Con người cũng làm chủ ngày Sa-bát."
** Ngày Sa bát được đặt ra vì loài người:
Chúa Giê su giải thích ngày Sa bát được lập ra vì cớ loài người, Chúa cho một ngày phép để nghĩ ngơi, cả về thể chất lẫn tâm linh. Đức Chúa Trời muốn con người và súc vật được nghĩ ngơi khỏi các công việc hằng ngày, để được bồi hoàn lại sức lực, và có được một thời gian dành trọn vẹn cho mối tương giao giữa họ với Chúa. Con dân Chúa phải tôn trọng điều đó, cũng là một điều được nên thánh trước mắt Chúa.
Tiền bạc dâng hiến được qui định là 1/10 nhưng với thời gian dành cho việc thờ phượng Chúa phải là 1/7. Giữ ngày Sa bát còn được Chúa coi là một dấu hiệu của một con cái Chúa.
*** Con người là chủ ngày Sa bát: Con người được viết hoa, ám chỉ Chúa Giê su.
Có đến 3 lần Chúa Giê su nói Ngài là Chủ hay Chúa của Ngày Sa bát (Matthew 12:8; Mark 2:28; Luke 6:5)
và có đến 7 lần Chúa chữa bệnh trong ngày Sa bát.
Chúa Giê su nói rất rõ ràng, Ngài cũng như Cha Ngài, là người ban ra luật ngày Sa bát, Ngài biết rõ mục đích và ý nghĩa của nó, Ngài cũng không tự mình phá luật của chính mình. Ngày Sa bát vì lợi ích của loài người, nếu đi ngược lại điều nầy thì không có ý nghĩa. Dù Chúa Giê su có giải thích thế nào, người Pha ri si cũng không chấp nhận.
Trước khi đi đến kết luận người Pha ri si đúng hay sai, chúng ta thử đọc lại 2 đoạn Kinh Thánh nói về mạng lệnh của chúa cho ngày Sa bát trong Xuất Ê díp tô Ký: 20 và 31
" Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh." Xuất ê díp tô Ký 20: 8-11
Đoạn Kinh Thánh trên, nhấn mạnh đến sự nghĩ ngơi của tất cả mọi người: Từ Chủ, tớ, khách trọ và luôn cả súc vật. Ngày nghĩ nầy còn được Chúa ban phước và đặt nó là ngày thánh.
Có bao giờ chúng ta tìm ra ý nghĩa của hai chữ " ban phước" đó chăng ? Sau mỗi ngày sáng tạo, Đức Chúa Trời đều ban phước, để cho đến bây giờ, những tác phẩm trong buổi Sáng thế vẫn còn sờ sờ trước mắt chúng ta, vẫn sinh sản, vẫn hiện diện, vận hành và truyền đời mãi mãi...
Ngày Sa bát cũng vậy, Chúa cũng làm thành một ngày nghĩ, được Chúa bảo vệ cho con cái Chúa. Ngày đó, sản vật trong đất sẽ không bị sâu cắn, lúa ngoài đồng sẽ không khô , dù người nông dân không ra tưới ruộng. Chủ nhân tiệm quán sẽ không mất khách, nếu đóng cửa để mọi người nghĩ ngơi, và nếu người làm công có nghĩ đi một ngày để thờ phượng Chúa, thì cũng sẽ không hề vì đó mà bị đói khổ.
Đó là một ngày mà Đức Chúa Trời ban tặng cho loài người được khỏi làm việc với lời bảo đảm.
Lại một đoạn khác nhắc lại mạng lệnh giữ ngày Sa bát: Xuất Ê díp tô ký 31: 13-15
"Phần ngươi, hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Nhất là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh. Vậy, hãy giữ ngày sa-bát, vì là một ngày thánh cho các ngươi. Kẻ nào phạm đến ngày đó, phải bị xử tử; kẻ nào làm một việc chi trong ngày đó, cũng sẽ bị truất khỏi vòng dân sự. Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sa-bát, tức là ngày nghỉ, biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va. Trong ngày sa-bát hễ ai làm một việc chi sẽ bị xử tử."
Mạng lệnh thứ hai nầy nhắc dân Chúa lưu ý đây là một mạng lệnh từ Đức Chúa Trời tối cao, phải được tôn trọng và làm theo. Mạng lệnh nầy nhấn mạnh về phần tâm linh;
1/ Vì là một dấu ( sign):
Có nghĩa là gì nếu con dân Chúa không có dấu nầy? Người ấy không thể nói mình là con cái Chúa nếu không tôn trọng Chúa, không thể biệt riêng ra một ngày trong 7 ngày của mình để tương giao, thờ phượng Chúa.
Chúa còn nói rõ rằng, giữ ngày Thánh để người ngoại nhìn biết ai là dân Chúa, cho họ thấy chúng ta đang thờ phượng Đức Giê Hô va là Đức Chúa Trời của chúng ta, để nhắc họ có một đấng tối cao đã lập nên Trời Đất và muôn vật. Nếu họ hỏi bạn tại sao nghĩ ngày thứ Bảy? Là lúc bạn cần giải thích công việc của Đức Chúa Trời.
Chúa dạy chúng ta biệt riêng mình và biệt riêng thời gian để thờ phượng Chúa. Sự tôn trọng và yêu mến Chúa như thế làm chúng ta nên thánh. Như vậy nếu có một người không dành một ngày trong 7 ngày của mình để thờ phượng Chúa thì không thể nói mình là thánh được. Việc giữ ngày thánh nầy còn phải được truyền đời, luôn luôn và mãi mãi.
2/ Nếu vi phạm sẽ bị xử tử: ( Cố ý vi phạm)
Chúng ta đang đối diện với sự nghiêm khắc của luật của ngày Sa-bát, thế nào là một vi phạm cố ý để bị xử tử?
Hãy nhìn lại một trường hợp mà chính Đức Chúa Trời tuyên án xử tử trong Dân số ký 15: 18-36
" thầy tế lễ sẽ làm lễ chuộc tội cho người đã lầm lỡ mà phạm tội như vậy trước mặt Đức Giê-hô-va, và khi đã làm lễ chuộc tội cho người, thì người sẽ được tha. Khi lầm lỡ mà phạm tội, thì sẽ có đồng một luật lệ cho các ngươi, hoặc là người sanh giữa dân Y-sơ-ra-ên hay là khách kiều ngụ trong dân đó. Nhưng ai cố ý phạm tội, hoặc người sanh trong xứ, hay là khách ngoại bang, thì ai đó khinh bỉ Đức Giê-hô-va; người sẽ bị truất khỏi dân sự mình, vì người đã khinh bỉ lời Đức Giê-hô-va và trái mạng của Ngài: người hẳn sẽ bị truất diệt, tội gian ác người đổ lại trên mình người. Vả, dân Y-sơ-ra-ên đang ở tại đồng vắng, gặp một người lượm củi trong ngày Sa-bát; những kẻ gặp người đang lượm củi dẫn người đến Môi-se, A-rôn, và cả hội chúng. Họ bắt người giam tù, vì điều phải làm cho người chưa nhất định. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Người nầy phải phạt xử tử, cả hội chúng hãy ném đá người ngoài trại quân. Vậy, cả hội chúng đem người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se."
Đức Chúa Trời sẽ tha cho người nào lầm lỡ, nhưng nếu cố ý sẽ bị xử tử. Trường hợp được nêu trên là trường hợp đầu tiên một người bị xử tử vì phạm ngày Sa bát. Ngay chính Môi se cũng không dám quyết định mà phải hỏi ý Đức Chúa Trời.
Vì sao người ấy bị kết tội phạm ngày Sa bát cố ý khi chỉ là lượm củi?
Chúng ta cùng nhau trở lại Xuất Ê díp tô ký 16: 21-30
" Vậy, hằng buổi sớm mai mỗi người lượm vừa đủ sức mình ăn; khi mặt trời nắng nóng thì vật đó tan ra. Đến ngày thứ sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ô-me. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môi-se rõ. Người đáp rằng: Ấy là lời Đức Giê-hô-va đã phán rằng: Mai là ngày nghỉ, tức ngày Sa-bát thánh cho Đức Giê-hô-va, hãy nướng món chi các ngươi muốn nướng, hãy nấu món chi các ngươi muốn nấu; hễ còn dư, hãy để dành đến sáng mai. Dân sự bèn để dành cho đến sáng mai, y như lời Môi-se đã truyền; vật đó chẳng sanh mùi hôi hám và cũng chẳng hóa sâu chút nào. Môi-se bèn nói rằng: Bữa nay hãy ăn đồ đó đi, vì là ngày Sa-bát của Đức Giê-hô-va; hôm nay các ngươi chẳng tìm thấy vật đó ở trong đồng đâu. Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu. Ngày thứ bảy, một vài người trong vòng dân sự ra đặng lượm lấy, nhưng tìm chẳng thấy chi hết. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Các ngươi chẳng chịu vâng giữ điều răn và luật pháp ta cho đến chừng nào? Hãy suy nghĩ rằng Đức Giê-hô-va đã cho các ngươi ngày Sa-bát; vậy nên, đến ngày thứ sáu Ngài lại cho các ngươi lương thực đủ hai ngày. Trong ngày thứ bảy, mỗi người phải ở yên chỗ mình, chớ ai ra khỏi nhà.Thế thì, ngày thứ bảy dân sự đều nghỉ ngơi."
Đoạn Kinh thánh trên cung cấp thêm chi tiết cho chúng ta biết, trong khoảng thời gian đó, dân Y sơ ra ên trong đồng vắng được Chúa ban cho Mana từ trời, ngày thứ Sáu được dặn rằng phải lượm cho ngày thứ Bảy, vì thứ Bảy mana không rơi xuống, cũng không được nấu nướng gì trong ngày thứ Bảy và ở yên trong nhà một ngày để nghĩ ngơi.
Chúa đã rầy dân Chúa không tôn trọng ý muốn của Ngài, và đây là trường hợp rất rõ ràng phạm luật, người ấy đi ra khỏi nhà, lượm củi và nấu trong ngày Sa bát. Người nầy đã bị xử tử bằng cách ném đá để làm gương.
Chúa Giê su là chủ của Ngày Sa bát, là đấng ban cho loài người ngày được nghĩ ngơi, vì lợi ích của con người. Cứu giúp, chữa bệnh, có nhu cầu cần thiết đều được phép làm trong ngày Sa bát. Chúa Giê su giải thích cho người Pha ri si, cũng là giải thích cho chúng ta, làm như thế nào mới đúng.
Chúng ta sẽ cùng học với nhau trong bài tới khi Chúa Giê su nói đến thẩm quyền của chính Ngài đối với Ngày Sa bát.
The gospels record several instances when Jesus healed a person on the Sabbath:
1. Simon Peter’s mother-in-law in Peter’s home (Mark 1:29–31).
2. A man with a withered hand in the synagogue (Mark 3:1–6).
3. A man born blind in Jerusalem (John 9:1–16).
4. A crippled woman in a synagogue (Luke 13:10–17).
5. A man with dropsy at a Pharisee’s house (Luke 14:1–6).
6. A demon-possessed man in Capernaum (Mark 1:21–28).
7. A lame man by the pool of Bethesda (John 5:1–18).