Sơ Lược về các sách Tin Lành

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

27 sách thuộc Tân Ước

Bốn cánh cửa Tin Lành: Ma thi ơ - Mác- Luca - Giăng

Bốn sách Tin lành có nhiều câu chuyện giống nhau nhưng mục đích không trùng lập. Cả bốn sách gộp lại, đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về Đấng Christ. Bốn sách TL được viết qua bốn tác giả ví như bốn cánh cửa Tin Lành Đấng Christ mở ra cho những tầng lớp xã hội với văn hoá, lịch sử khác nhau có thể thông hiểu qua lăng kính của mình. Do vậy, mỗi tác giả của bốn sách đều có một mục đích riêng và trong việc thực hiện các mục đích ấy, mỗi người nhấn mạnh mỗi khía cạnh khác nhau về thân vị cũng như chức vụ của Đức Chúa Giê-xu Christ.

1- Ma-thi-ơ viết cho độc giả người Hê-bơ-rơ, một trong những mục đích của ông là chỉ ra từ gia phả của Chúa Giê-xu và việc ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước để cho thấy rằng Ngài là Đấng Mê-si đang được trông đợi, và vì vậy nên phải tin. Ma-thi-ơ nhấn mạnh việc Chúa Giê-xu là vị Vua đã được dự ngôn, là "Con của Đa-vít," Đấng sẽ mãi mãi ngồi trên ngôi của I-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 9:27; 21:9).

2-Mác, tác giả viết cho Dân ngoại, là người em họ của Ba-na-ba (Cô-lô-se 4:10), người đã chứng kiến những sự kiện của Đấng Christ cũng là một người bạn của sứ đồ Phi-e-rơ. Những gì ông đưa ra không bao gồm gia phả của Do Thái hay những quan niệm, dữ kiện của Cựu ước. Mác nhấn mạnh Đấng Christ là người chịu nhiều thống khổ, là Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (Mác 10:45).

3-Lu-ca, viết cho dân ngoại dưới mắt nhìn của một sử gia, và ý định của ông cho thấy đức tin Cơ-đốc cũng được dựa trên các sự kiện lịch sử đáng tin cậy, Luca là tác giả người ngoại duy nhất của Tân Ước, cũng là Bác sĩ và là nhà truyền giáo sát cánh với sứ đồ Phao-lô, đã viết cả hai sách Lu-ca và Công vụ các sứ đồ.  Sách Luca và Công vụ các sứ đồ được viết qua lăng kính của một sử gia, ý định của ông là viết lại một cách có thứ tự về cuộc đời của Đấng Christ dựa trên những lời tường thuật của những người đã từng mắt thấy tai nghe (Lu-ca 1:1-4). Ông cũng đặc biệt viết cho Thê-ô-phi-lơ, là một người ngoại có kiến thức và địa vị, nên trong trí ông muốn biên soạn những sự kiện đều có thể kiểm chứng. Lu-ca thường nhắc đến Đấng Christ như là "Con Người", nhấn mạnh đến nhân tánh của Ngài, và ông chia sẻ nhiều chi tiết mà các sách phúc âm khác không có ghi lại.

4- Giăng, được viết bởi sứ đồ Giăng, khác biệt với ba sách Phúc âm kia và chứa đựng nhiều nội dung thần học liên quan đến thân vị của Đấng Christ  và thần tánh của Đấng Christ, đồng thời Giăng cũng nhấn mạnh sự thật về nhân tánh của Chúa Giê-xu, với mong muốn cho thấy sự sai lầm của hệ thống tôn giáo trong thời đại của mình, là những người không tin vào nhân tánh của Đấng Christ. Phúc âm Giăng giải thích toàn bộ mục đích ông viết là: "Ðức Chúa Jesus đã làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đồ Ngài, những việc nầy được các sách chép ra để các người tin rằng Ðức Chúa Jesus chính là Ðấng Christ, Con Ðức Chúa Trời, và để khi tin các ngươi có được sự sống trong danh Ngài." (Giăng 20:30-31).

     ****

Như vậy, qua bốn cánh cửa Tin Lành, Chúa ban cho chúng ta bốn bản ký thuật khác biệt nhưng giống nhau về sự chính xác khi nói về Đấng Christ, mỗi khía cạnh khác nhau của Ngài được tỏ bày. Mỗi bản ký thuật trở nên như một sợi chỉ khác màu trong một tấm thảm dệt nên một bức tranh hoàn hảo về Đấng vượt quá sự mô tả. Mặc dù có thể chúng ta không thể hiểu hết mọi điều về Đức Chúa Giê-xu Christ cách trọn vẹn, nhưng qua bốn sách Tin Lành chúng ta có thể biết về Ngài để nhận ra Ngài là ai và những gì Ngài đã làm cho chúng ta để rồi chúng ta có thể có được sự sống nhờ đức tin đặt nơi Ngài.

***Sơ lược về sách Ma thi ơ: Bối cảnh, thời gian và tác giả


Sách Ma thi ơ là sách đầu tiên trong 27 sách Tân ước - Sách Ma thi ơ, Mác và Luca được gọi là sách Tin lành cộng quang vì nội dung của ba sách nầy có nhiều phần giống nhau. Hầu hết các học giả tin rằng sách Ma thi ơ được soạn từ năm 80 đến năm 90 sau Công nguyên, có khả năng là từ 70 đến 110 sau Công nguyên. Tác giả viết sách nầy ban đầu được cho là sứ đồ Ma-thi-ơ nhưng sau nầy có thêm những nghiên cứu mà các học giả cho rằng không chắc chắn sứ đò Ma thi ơ viết nó. Dù vậy điểm rõ nhất về tác giả là một người đàn ông Do Thái, đứng giữa ranh giới các giá trị Do Thái truyền thống và có ý muốn bảo vệ nó trong khung cảnh các nhà hội có dân ngoại càng ngày càng bành trướng. Tác giả đã viết bằng chữ Hy lạp cho một cộng đồng những người Do Thái theo đạo nói tiếng Hy Lạp có lẽ ở thành phố Antioch, thành phố lớn nhất ở Syria thuộc La Mã. Tác giả Ma thi ơ không bao giờ bận tâm giải thích các phong tục của người Do Thái, vì đối tượng dự kiến ​​của ông là người Do Thái.